Kể câu chuyện thương hiệu không phải là một khái niệm mới trong ngành quảng cáo, nhưng với sự phát triển bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung, cơ hội để kể những câu chuyện thông qua kịch bản quảng cáo, như là một phần của sáng kiến tiếp thị thương hiệu trực tiếp và gián tiếp, đã trở thành một trong những chiến lược đang được quan tâm và được sự ưu tiên của các doanh nghiệp.

Các nhà làm Marketing đã sử dụng chiến lược kể chuyện thương hiệu trong nhiều năm qua, thông qua các hoạt động quảng cáo. Nghệ thuật viết nên những câu chuyện để nói về thương hiệu như là một thành phần khá hiệu quả trong việc quảng bá nội dung trực tuyến, và đó là một thách thức với người viết kịch bản quảng cáo vì nó ít được đào tạo để làm. Đó là bởi vì những người biết cách truyền tải câu chuyện một cách tốt nhất,có thể hiểu được các yếu tố quan trọng của nội dung hư cấu trong câu chuyện, đây cũng chính là kỹ năng mà một số ít nhà Marketing được đào tạo bài bản để làm.

12

Đội ngũ làm Marketing ngày nay sẽ có duyên với vai trò mới như những kiến trúc sư dữ liệu và giám đốc sáng tạo, đặc biệt cho nội dung câu chuyện thương hiệu. Trong khi trước đây, chúng ta chỉ tập trung vào tất cả những dữ liệu lớn được cung cấp, sau này, lại tập trung vào việc lồng ghép sự phát triển cảm xúc của người tiêu dùng vào thương hiệu, thông qua các kênh truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung, cũng như đan xen thương hiệu vào cốt truyện tạo nên kinh nghiệm cho thương hiệu và sáng kiến tiếp thị.

Sau đây là 5 bí mật mà người kể chuyện thương hiệu hiểu và sử dụng để lập kế, ước hẹn, và kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Những bí mật này bao hàm sự kết hợp của nguyên tắc cơ bản trong xây dựng thương hiệu và nội dung hư cấu đơn giản của câu chuyện. Chúng có thể giúp bạn có được câu chuyện về thương hiệu hấp dẫn để tiếp thị nội dung theo cách của riêng bạn, và những nỗ lực tiếp thị bằng các phương tiện tích hợp.

1. Kể chuyện trung thực

Trung thực và minh bạch là hai yếu tố quan trọng trong quảng bá câu chuyện thương hiệu. Đúng vậy, bạn đang kể lại một cách rất thủ công cho câu chuyện, nhưng chúng cần phải được bắt nguồn từ thực tế của thương hiệu, sản phẩm và ngành công nghiệp. Nói cách khác, một câu chuyện có mục đích quảng bá cho thương hiệu phải tuân thủ theo 3 bước chính của xây dựng thương hiệu: sự nhất quán, kiên trì, và thận trọng. Nếu những câu chuyện của bạn không phù hợp, chúng sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến họ quay lưng lại với thương hiệu của bạn, và tìm kiếm một thương hiệu khác để có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Hãy sáng tạo, nhưng đừng đi quá xa với lời hứa của thương hiệu bạn. Sự nhầm lẫn là một những sát thủ thương hiệu số một.

2. Truyền cá tính thương hiệu vào câu chuyện

Cần lưu ý, câu chuyện không phải là tài liệu cho Marekting, nó chẳng phải là quảng cáo, và cũng không là cách để tăng doanh số. Câu chuyện thương hiệu nên được lồng ghép vào tính cách của thương hiệu và nhân cách của người viết ở giai đoạn trung tâm. Những câu chuyện nhàm chán không thể thu hút và giữ chân được người đọc, cũng như khách hàng, nhưng những câu chuyện thể hiện được cá tính lẫn tính nhân văn thì có thể làm được điều đó.

3. Tạo nhân vật đối tượng có thể gắn kết bền chặt với khách hàng, người xem

Kể chuyện thương hiệu yêu cầu bạn tạo ra nhân vật, đối tượng mà người xem thích thú và khen ngợi. Điều đó không có nghĩa là bạn được yêu cầu để tạo ra nhân vật hư cấu hay linh vật về thương hiệu để lồng vào nội dung câu chuyện. Trong khi các nhân vật như Mayhem Allstate có thể rất hiệu quả trong việc truyền tải nội dung thông điệp về thương hiệu thông qua câu chuyện bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: kể những câu chuyện từ quan điểm của mình. Kể những câu chuyện từ các quan điểm của nhân viên bạn hay quan điểm của một người thứ ba. Điều quan trọng là tạo ra nhân vật cho phép người xem có thể kết nối cảm xúc với chúng, và làm cho họ muốn theo dõi nhân vật của bạn.

4. Câu chuyện nên bao gổm rõ ràng 3 phần: mở đầu, thân bài, và kết thúc

Những câu chuyện hư cấu theo một cấu trúc bao gồm mở đầu, nội dung chính và kết thúc. Câu chuyện thương hiệu của bạn nên tuân theo cấu trúc như vậy. Đoạn bắt đầu, bạn cần phải mở bài một cách mạnh mẽ, và thiết lập trật tự nội dung chính và nhân vật trong chuyện. Đoạn nội dung chính, bạn nên tạo những vấn đề của nhân vật chính và thể hiện vấn đề ấy theo cách của nhân vật ấy. Thể hiện được đất diễn của nhân vật chính, nội dung chính đang diễn ra, và thu hút người xem theo tình tiết của câu chuyện. Nếu họ hứng thú với nội dung này, họ sẽ theo dõi câu chuyện và tạo hiệu ứng lan truyền bằng cách kể với người khác về câu chuyện của bạn, cho họ cùng xem, điều quan trọng là, họ sẽ tiếp tục theo dõi hay xem lại nội dung đó.

5. Không đưa ra toàn bộ nội dung.

Hãy chắc chắn rằng câu chuyện thương hiệu của bạn tập trung vào việc sử dụng tiếp thị thường xuyên, để ứng dụng vào các hoạt động thế mạnh của mình trong tương lai. Để khá giả của bạn muốn nhiều hơn nữa, và có thể giữ chân họ lâu hơn với câu chuyện. Xem xét ứng dụng “Watch this Space” để liên kết với trang web, Facebook, hoặc cố gắng phổ biến rộng rãi các đoạn nội dung gây tò mò cho khán giả để thu hút sự chú ý của họ vào câu chuyện, thông qua Facebook, email, hay Pinterest. Chiến thuật tiếp thị này mang đến cho bạn một cơ hội hoàn hảo để quảng bá thương hiệu mình ngay cả ở tiếp thị truyền thống và tiếp thị trực tuyến.

Với tất cả các nỗ lực xây dựng thương hiệu, mục tiêu của bạn là để người tiêu dùng biết đến mình nhiều hơn, để họ có thể có được những tương tác với thương hiệu bạn theo cách họ chọn. Cung cấp cho họ nhiều cách để thưởng thức câu chuyện, và bạn sẽ cảm thấy mình tiến gần hơn với việc đạt được mục tiêu tiếp thị thương hiệu. Biển quảng cáo đẹp rẻ hợp túi tiền tất cả đều được Quảng Cáo Hoàng Kim sản xuất và gia công hoàn thiện sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

A3

A5

a4

A2

Bình luận

--------------------------------------------------->